Tôm và cá ngừ Việt sẽ hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA

Chuyên đề: Tin tức các nước

Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như tôm và cá ngừ được cải thiện khả năng tiếp cận thị trường EU thông qua hạn ngạch thuế quan bằng 0 hoặc cơ cấu thuế quan tự do hóa hoàn toàn.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu ngành và rủi ro quốc gia Fitch Solutions (Anh), hiệp định EVFTA được ký kết gần đây giữa EU và Việt Nam sẽ tự do hóa thương mại giữa hai quốc gia trong vòng bảy năm tới và ngành thủy sản là lĩnh vực lý tưởng để tận dụng lợi thế này.

Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của EU và với hiệp định thương mại tự do mới EVFTA, giá cả sản phẩm của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh hơn, Việt Nam sẽ nhanh chóng giành được thị phần, vượt qua các đối thủ xuất khẩu thủy sản Ấn Độ và Argentina - những nước hiện chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.


Các sản phẩm cá ngừ, tôm thẻ và tôm sú của Việt Nam sẽ là những mặt hàng đầu tiên được hưởng lợi nhờ EVFTA. Ảnh minh họa: Tổng Cục Thuỷ Sản

Trong đó, các sản phẩm cá ngừ, tôm thẻ và tôm sú của Việt Nam sẽ là những mặt hàng đầu tiên được hưởng lợi nhờ EVFTA, vì hạn ngạch thuế quan miễn thuế và cơ cấu thuế quan tự do hóa ngay lập tức sẽ tác động đến các mặt hàng này.

Trong tổng số hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu năm 2019 (7,8 tỉ đô la Mỹ), khoảng 13,5% xuất sang EU.

Theo Fitch Solutions, cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam đến từ thực tế người tiêu dùng châu Âu ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào cá và các sản phẩm từ cá. Theo dự báo, trong năm 2020, trung bình các hộ gia đình châu Âu sẽ chi trung bình 271 đô la cho các sản phẩm thủy sản thông qua kênh bán lẻ tạp hóa đại trà.

“Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng này với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 4,1%, tính đến năm 2024, trong đó chi tiêu cho thủy sản đạt 331 đô la. Mặc dù EU có một ngành công nghiệp thủy sản đáng kể, nhưng có một số sản phẩm thủy sản có nhu cầu cao lại có nguồn gốc bên ngoài khu vực. Như vậy, nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của EU đã tăng bình quân 2,3%/năm về giá trị và 1,9%/năm về số lượng”, Fitch Solutions phân tích.

Về sản phẩm nhập khẩu, ba sản phẩm hàng đầu có nhu cầu cao tại EU trong năm 2019 là cá hồi Đại Tây Dương tươi hoặc ướp lạnh, tôm thẻ và tôm sú đông lạnh, và cuối cùng là cá ngừ đã chế biến hoặc bảo quản.

Như vậy, về cơ bản các nhà sản xuất thủy sản của Việt Nam có thể tiếp cận cơ hội đến từ hiệp định thương mại tự do để khai thác các sản phẩm có thế mạnh để xuất vào khu vực EU.

Trong đó, tôm chưa qua chế biến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất so với bất kỳ sản phẩm thủy sản nào của Việt Nam, nhờ việc gia tăng thương mại giữa EU và Việt Nam. Cơ cấu thuế quan lên tôm chưa chế biến sẽ được tự do hóa hoàn toàn kể từ ngày phê chuẩn (tháng 7-2020), đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam sẽ ngay lập tức có giá cạnh tranh hơn.

Năm 2019, Ecuador, Argentina và Ấn Độ đều xuất khẩu nhiều tôm hơn Việt Nam sang EU. Cả Argentina và Ấn Độ đều không có FTA với EU, có nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng có thể tận dụng và tăng thị phần của mình trên thị trường EU.

Đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, tươi và ướp lạnh, hiệp định thương mại sẽ đưa ra mức thuế miễn thuế ngay lập tức đối với 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp, tươi sống và ướp lạnh. Việt Nam đã xuất khẩu 26.700 tấn sản phẩm cá ngừ sang EU trong năm 2018. Trong khi các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt sẽ được áp dụng tới đây, chỉ hơn 40% cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế.

Tuy nhiên, đối với số lượng các ngừ còn lại, các nhà sản xuất Việt Nam có thể tính trung bình chi phí thấp hơn cho các sản phẩm khác của mình, dẫn đến biên giá tốt hơn sau khi tính thuế, qua đó tăng tính cạnh tranh hơn so với các thị trường xuất khẩu cá ngừ khác.

Theo Thesaigontimes 

Tin tức các nước Liên quan
Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn
  • January 03, 2023
Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đ...
Chứng khoán thế giới năm 2023 sẽ về đâu?
  • January 03, 2023
Thị trường năm nay sẽ chịu tác động từ nhóm cổ phiếu c&o...
Những thị trường nhà ở hạ nhiệt nhanh nhất thế giới
  • January 03, 2023
Giá nhà trên khắp thế giới đã lao dốc do ch...
Từ 1/1/2023, Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
  • January 03, 2023
Lệnh cấm người nước ngoài mua nhà ở Canada vừa có...
Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022
  • January 03, 2023
Năm 2022, thế giới ghi nhận nhiều kỷ lục lịch sử như dân số to&a...