Kinh tế toàn cầu lần đầu tiên sẽ vượt mức 100 ngàn tỉ đô la vào năm 2022

Chuyên đề: Tin tức các nước

Trong báo cáo Bảng xếp hạng kinh tế thế giới (WELT) năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), một tổ chức tư vấn có trụ sở ở London (Anh), dự báo GDP của nền kinh tế thế giới sẽ vượt 100 ngàn tỉ đô la vào năm tới nhờ đà phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Báo cáo WELT 2022, công bố hôm 26-12, dự báo sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ lần đầu tiên vượt mức 100 ngàn tỉ đô la vào năm 2022, sớm hơn 2 năm so với dự báo của CEBR cách đây một năm. Theo báo cáo, xét về quy mô GDP tính theo đồng đô la, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, chậm hơn 2 năm so với dự báo trước đây của CEBR.

Trong khi đó, Ấn Độ sẽ lấy lại ngôi vị nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới từ Pháp vào năm sau và sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2031. Quy mô GDP của Anh sẽ lớn hơn 16% so với Pháp vào năm 2036 bất chấp các tác động của Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu). Báo cáo của CEBR  cho rằng sản lượng kinh tế Đức sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2033, còn nền kinh tế Indonesia sẽ hướng đến vị trí thứ 9 của thế giới vào năm 2034.

“Vấn đề quan trọng trong thập niên 2020 là các nền kinh tế trên thế giới sẽ ứng phó như thế nào với lạm phát, hiện đang tăng lên mức 6,8% tại Mỹ. Chúng tôi hy vọng rằng một sự điều chỉnh nhẹ ở chính sách điều hành sẽ giúp kiểm soát các yếu tố phi tạm thời của lạm phát. Nếu không, thế giới sẽ phải đối mặt với cơn suy thoái kinh tế trong năm 2023 hoặc 2024 ”, Phó Chủ tịch CEBR, Douglas McWilliams nói.

Báo cáo WELT 2022 đưa ra cái nhìn tổng thể về triển vọng tăng trưởng của 191 nền kinh tế trên toàn cầu trong 15 năm tới.

Đối với Việt Nam, CEBR ghi nhận dù chịu tác động bởi làn sóng lây nhiễm biến thể Delta, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 dự kiến đạt 3,8%, tăng so với mức 2,91% trong năm ngoái.

Từ năm 2021 đến 2036, CEBR dự báo vị trí của Việt Nam trong Bảng xếp hạng kinh tế thế giới sẽ cải thiện mạnh, tăng 21 bậc. CEBR dự báo GDP thực tế (đã điều chỉnh lạm phát) của Việt Nam sẽ đạt 415 tỉ đô la trong năm 2022, xếp thứ 36 thế giới, cải thiện 5 bậc so với vị trị thứ 41 trong năm 2021. Đến năm 2036, GDP thực tế của Việt Nam sẽ đạt 1.579 tỉ đô la, xếp thứ 20 thế giới.

The Saigontimes (Theo Reuters, Cebr.com)
 

Tin tức các nước Liên quan
Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn
  • January 03, 2023
Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đ...
Chứng khoán thế giới năm 2023 sẽ về đâu?
  • January 03, 2023
Thị trường năm nay sẽ chịu tác động từ nhóm cổ phiếu c&o...
Những thị trường nhà ở hạ nhiệt nhanh nhất thế giới
  • January 03, 2023
Giá nhà trên khắp thế giới đã lao dốc do ch...
Từ 1/1/2023, Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
  • January 03, 2023
Lệnh cấm người nước ngoài mua nhà ở Canada vừa có...
Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022
  • January 03, 2023
Năm 2022, thế giới ghi nhận nhiều kỷ lục lịch sử như dân số to&a...