Dự đoán về thị trường cho thuê BĐS trong năm 2021

Chuyên đề: Tin tức các nước

Bất động sản đã trải qua một năm 2020 đầy biến động. Trong khi một số phân khúc như logistics, trung tâm dữ liệu,...phát triển mạnh mẽ thì những lĩnh vực chính như nhà ở, thương mại hay bán lẻ lại gặp tương đối nhiều khó khăn.

Thị trường cho thuê cũng không nằm ngoài vòng quay hỗn loạn này. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến chính phủ nhiều quốc gia phải đưa ra các chính sách hỗ trợ thất nghiệp, trong đó bao gồm việc hoãn trả tiền thuê nhà cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Chỉ tính riêng tại Mỹ, tính đến tháng 11, đã có khoảng 600.000 căn hộ được nhận chính sách hỗ trợ này. Điều này hoàn toàn có thể dẫn đến các hệ lụy xấu, thậm chí thị trường có thể đối mặt với sự sụp đổ tương tự như năm 2008, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Dưới đây là một số dự đoán của các chuyên gia thuộc Forbes về thị trường cho thuê trong năm tới.

Giá thuê tăng

Đại dịch đã tạo ra xu hướng mới khi ngày càng có nhiều người muốn từ bỏ những ngôi nhà ở thành phố để chuyển về sống tại những vùng quê. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những nguồn cung nhà ở tại các thành phố sẽ có sẵn.

Thực tế đã chứng minh nguồn cung hạn chế cùng nhu cầu cao của người mua đã khiến giá nhà ở trong năm 2020 tăng cao bất chấp việc đại dịch khiến nền kinh tế gặp khó khăn. Điều tương tự cũng đúng với thị trường cho thuê. Theo dự đoán của các chuyên gia, tỷ lệ trống thấp sẽ khiến giá thuê nhà tăng cao trong năm 2021. Việc này chắc chắn sẽ khiến những người lao động phổ thông cảm thấy lo lắng, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức cao.

Các chính sách hỗ trợ thất nghiệp

Chính phủ nhiều quốc gia đã ban hành các điều luật nhằm hỗ trợ ngươi dân trong việc trả tiền thuê nhà. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho những người thuê nhà đang phải vật lộn trong tình cảnh thất nghiệp. Mặc dù vậy, các chính sách này cũng sẽ tạo ra một số ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn của thị trường cho thuê. Một vòng lặp khi mà người cũ rời đi, người mới đến thay sẽ không diễn ra một cách liên tục như trước đây vì người dân có thể yên tâm sống tại các căn hộ mà không bị chủ nhà chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, đã xuất hiện tình trạng những người có thu nhập ổn định vẫn chật vật trong việc tìm thuê nhà. Chỉ đến khi các chính sách hỗ trợ được dỡ bỏ, thị trường mới có thể quay trở lại đúng quỹ đạo.

Tuy nhiên, các nhà chức trách cũng cần tính toán để thị trường không đối mặt với sự hỗn loạn. Nếu tỷ lệ trống của thị trường quá cao đồng nghĩa với giá trị của bất động sản sẽ giảm xuống. Tất cả những yếu tố này có thể gây ra sự sụp đổ của thị trường.

Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, giá trị nhà ở đã giảm gần 30%, qua đó chứng kiến một trong những thời kỳ đen tối nhất của thị trường bất động sản. Điều tương tự chưa xảy ra trong năm 2020, nhưng trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, không thể khẳng định chắc chắn về bất cứ điều gì.

Anh Nguyễn (Theo Forbes)

Tin tức các nước Liên quan
Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn
  • January 03, 2023
Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đ...
Chứng khoán thế giới năm 2023 sẽ về đâu?
  • January 03, 2023
Thị trường năm nay sẽ chịu tác động từ nhóm cổ phiếu c&o...
Những thị trường nhà ở hạ nhiệt nhanh nhất thế giới
  • January 03, 2023
Giá nhà trên khắp thế giới đã lao dốc do ch...
Từ 1/1/2023, Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
  • January 03, 2023
Lệnh cấm người nước ngoài mua nhà ở Canada vừa có...
Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022
  • January 03, 2023
Năm 2022, thế giới ghi nhận nhiều kỷ lục lịch sử như dân số to&a...