Các nước giàu nhất thế giới siết chặt thuế bất động sản khi giá nhà lập đỉnh 30 năm

Chuyên đề: Tin tức các nước

Theo một báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), giới hạn mức ưu đãi thuế nhà ở có thể làm giảm giá nhà và đảm bảo rằng tài sản không tập trung vào tay tầng lớp giàu có.
 

Báo cáo cho biết việc miễn thuế trên thặng dư vốn (CGT) có thể mang lại lợi ích nhiều hơn cho các gia đình giàu có và làm tiêu hao ngân sách của chính phủ.

Ví dụ ở Úc, chính phủ không đánh thuế CGT đối với căn nhà thứ nhất của một cá nhân. Đồng thời, thuế CGT áp dụng cho giao dịch bất động sản đầu tư lại được chiết khấu rất nhiều.

Do đó, OECD khuyến nghị các chính phủ nên xem xét mức giới hạn đối với việc miễn giảm thuế CGT để đảm bảo rằng các khoản thu nhập có giá trị cao nhất sẽ bị tính thuế. Điều này cũng làm giảm áp lực tăng giá nhà.

Chi phí ước tính để miễn thuế CGT với căn nhà thứ nhất tại các nước OECD lên đến 64 tỷ USD trong năm 2021. CGT áp dụng cho căn nhà thứ nhất cũng là khoản ưu đãi thuế lớn nhất tại Úc và Anh.

Nhưng loại bỏ ưu đãi thuế CGT cũng chưa chắc đã mang lại khoản tiền tương đương với nguồn thu từ thuế đã miễn giảm.

Báo cáo cho biết: “Các khoản thu từ thuế bổ sung sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như hiệu ứng kẹt (khiến người mua không bán nhà nữa do giá trị thị trường giảm xuống và bị thua lỗ) và sự thay đổi giá nhà”.

Ví dụ, Úc cho phép chiết khấu 50% thuế CGT, giúp các nhà đầu tư giàu có hơn có thể chuyển nhượng bất động sản với lợi nhuận tốt hơn mà không cần chịu mức thuế đắt đỏ, khiến ngân sách liên bang thiệt hại khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

OECD lưu ý rằng các hộ gia đình giàu có được hưởng lợi từ việc miễn giảm thuế CGT, trong khi những người trẻ tuổi bị đẩy ra khỏi thị trường trong bối cảnh giá nhà tăng cao nhất trong vòng 3 thập kỷ

Nhà ở là tài sản chính của hầu hết các hộ gia đình tại OECD, thậm chí chiếm 60% giá trị tài sản của các hộ gia đình trung lưu.

Việc miễn giảm thuế CGT đã khuyến khích người dân đầu tư vào các tài sản mà họ cho là sẽ tăng giá trị. Hệ quả là, 70% khoản chiết khấu từ CGT rơi vào túi 10% hộ gia đình giàu có, và gần 80% trong số đó dành cho 10% hộ gia đình giàu có nhất. Những người càng lớn tuổi càng hưởng lợi nhiều hơn, với 80% chiết khấu thuộc về nhóm từ 50 tuổi trở lên. Tỷ lệ này với người trên 40 tuổi và 30 tuổi chỉ đạt 12% và 1%.

Báo cáo của OECD cũng lưu ý rằng ngành bất động sản là ngành tạo ra nhiều khí nhà kính nhất, ảnh hưởng đáng kể lên việc sử dụng đất, đa dạng sinh học, giao thông và tiêu thụ nước. Việc đánh thuế nhà ở, vì vậy, cũng sẽ giúp ngành bất động sản và xây dựng tại các nước này giảm phát thải nhiều hơn.

Theo Cafeland (Nguồn ABC)
 

Tin tức các nước Liên quan
Tổng giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu 2023 sẽ khó khăn hơn
  • January 03, 2023
Các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều đ...
Chứng khoán thế giới năm 2023 sẽ về đâu?
  • January 03, 2023
Thị trường năm nay sẽ chịu tác động từ nhóm cổ phiếu c&o...
Những thị trường nhà ở hạ nhiệt nhanh nhất thế giới
  • January 03, 2023
Giá nhà trên khắp thế giới đã lao dốc do ch...
Từ 1/1/2023, Canada cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà
  • January 03, 2023
Lệnh cấm người nước ngoài mua nhà ở Canada vừa có...
Những nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022
  • January 03, 2023
Năm 2022, thế giới ghi nhận nhiều kỷ lục lịch sử như dân số to&a...